0981.196.999

SƠN TƯỜNG KHÔNG BẢ LÀ GÌ?

Sơn tường không bả từ lâu đã trở thành một trong những xu hướng được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Phương pháp này, không đòi hỏi thợ sơn phải có quá nhiều kinh nghiệm, cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện nên rất được rất nhiều người quan tâm.

Sơn tường không bả là gì?

Sơn tường không bả là một kỹ thuật truyền thống trực tiếp lăn sơn lên bề mặt tường đã được làm sạch. Sơn tường không bả đòi hỏi bề mặt tường cần phải được vệ sinh sạch sẽ và được làm phẳng mịn trước khi tiến hành sơn. Kỹ thuật này sử dụng sơn lót trước khi tiến hành sơn phủ nhằm đảm bảo hiệu quả chống thấm tối đa.

Ưu và nhược điểm của phương pháp sơn tường không bả và có bả matit

Dưới đây là bảng đánh giá ưu nhược điểm của hai kỹ thuật sơn phổ biến nhất trong khi sơn nhà đó là sơn bả matit và sơn không bả matit.

Bỏ túi kỹ thuật sơn tường không bả chuyên nghiệp như các chuyên gia

Bước 1: Xử lý bề mặt tường trước khi sơn

Với bước này, gia chủ cần đảm bảo bề mặt tường sơn phải được làm sạch và đạt độ ẩm theo yêu cầu kỹ thuật. Tùy vào từng loại vết bẩn mà gia chủ có thể áp dụng các cách làm sạch khác nhau:

  • Đối với bụi bẩn trên bề mặt tường gia chủ sử dụng khăn ướt và tiến hành lau, chùi sạch lớp bụi bẩn bám dính bên trên.
  • Xử lý vữa xi măng, bột trét hay màng sơn cũ bằng các dụng cụ chuyên dụng như cạo, đục hoặc máy chà xát để làm sạch. Nếu tường có bề mặt không bằng phẳng thì dùng bột trét thích hợp để trét lên.
  • Đối với những bức tường bị rêu và nấm mốc gia chủ sử dụng cạo, đục kết hợp với dung dịch chống rêu mốc để tẩy rửa và làm sạch bề mặt.
  • Dầu mỡ thì gia chủ có thể dùng dung dịch tẩy rửa và kết hợp thêm dung môi khi cần thiết và rửa lại thật kỹ để loại bỏ vết bẩn.

Tiếp theo, gia chủ cần sử dụng các dụng cụ đo độ ẩm để xác định độ ẩm cần thiết để tiến hành sơn:

  • < 6% bằng máy đo độ ẩm Sovereign 1150
  • < 16% bằng máy đo độ ẩm Protimeter Mini BLD 2000
  • < 60% bằng máy đo độ ẩm Lutron MS-7003

Mọi vị trí bị thấm nước trên tường phải được kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý. Nếu tường quá khô, hãy dùng con lăn nhúng qua nước và lăn nhẹ lên bề mặt để tạo độ ẩm cho tường.

Bước 2: Kỹ thuật sơn

Một kỹ thuật sơn tường không bả đạt chuẩn được các chuyên gia khuyến nghị là 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.

  • Sơn lót cho bề mặt tường:Gia chủ có thể sử dụng con lăn, cọ quét hoặc súng phun không có khí để thực hiện sơn. Đối với các sản phẩm sơn lót, gia chủ cần pha loãng với nước sạch để đảm bảo sơn có độ bám dính và khả năng chống kiềm hóa cao. Tỉ lệ pha sơn với nước tùy thuộc vào từng sản phẩm, nhưng hầu hết là ở mức dưới 10%. Trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường thì các chuyên gia khuyến nghị tỷ lệ pha của sơn lót là 5%.
  • Sơn phủ bề mặt:Chờ khoảng 2-3 tiếng để cho lớp sơn lót khô hẳn. Đối với sơn phủ thì tùy vào từng dòng sơn mà có định mức pha loãng khác nhau. Gia chủ có thể dùng con lăn, cọ quét hoặc súng phun không có khí để tiến hành sơn phủ. Gia chủ cần sơn đều tay để màu được lên đẹp. Xong lớp sơn thứ nhất, để khô khoảng 2 – 3 tiếng và tiến hàng sơn lớp thứ hai là đã hoàn thành.

Trên đây là những chia sẻ của Ecoson & Jasumex Paint về kỹ thuật sơn tường không bả. Hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bắt kỳ băn khoăn thắc mắc nào cần tư vấn giải đáp quý gia chủ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0981.196.999 để được chăm sóc tốt nhất nhé!